Niềng răng khểnh không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ mà còn khắc phục các vấn đề về khớp cắn và sức khỏe răng miệng. Vậy, đâu là phương pháp chỉnh nha phù hợp để điều trị răng khểnh và chi phí là bao nhiêu? Cùng True Dental tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Răng khểnh là gì?

Răng khểnh (hay còn gọi là răng nanh mọc lệch) là tình trạng răng nanh không mọc đúng vị trí trên cung hàm mà chếch ra phía ngoài hoặc trong. Răng khểnh thường xuất hiện ở vị trí răng số 3 trên cung hàm và thường được xem như một “điểm nhấn” tạo nét cá tính hoặc duyên dáng cho nụ cười. Tuy nhiên, từ góc độ nha khoa, răng khểnh lại tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe răng miệng.

răng khểnh
Răng khểnh

Răng khểnh gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, bởi các mảng bám và thức ăn thường bị mắc lại ở vị trí này. Điều này làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu hoặc các bệnh lý nha chu. Thêm vào đó, răng khểnh có thể ảnh hưởng đến khớp cắn, gây khó khăn trong việc ăn nhai và ảnh hưởng đến thẩm mỹ tổng thể của khuôn mặt.

Một số người giữ lại răng khểnh vì mục đích thẩm mỹ, nhưng cần cân nhắc giữa lợi ích ngắn hạn và những vấn đề dài hạn mà nó có thể gây ra. Nếu răng khểnh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chức năng ăn nhai, việc điều chỉnh thông qua kỹ thuật niềng răng là một giải pháp đáng cân nhắc.

Thế nào là niềng răng khểnh?

Niềng răng khểnh là phương pháp chỉnh nha sử dụng các khí cụ như mắc cài hoặc khay niềng trong suốt để dịch chuyển răng khểnh về vị trí đúng trên cung hàm. Quá trình này giúp cải thiện thẩm mỹ nụ cười, đảm bảo chức năng ăn nhai và duy trì sức khỏe răng miệng. ​

Thế nào là niềng răng khểnh
Niềng răng khểnh

Các lợi ích khi niềng răng khểnh:

  • Cải thiện chức năng ăn nhai: Răng khểnh có thể gây lệch khớp cắn, làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Niềng răng giúp điều chỉnh vị trí răng, cải thiện chức năng ăn nhai của răng, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn.
  • Bảo vệ sức khỏe răng miệng: Vị trí bất thường của răng khểnh khiến việc làm sạch răng trở nên khó khăn, tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu. Niềng răng giúp sắp xếp các răng đều đặn, dễ dàng hơn trong việc vệ sinh hàng ngày, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.
  • Tăng thẩm mỹ: Mặc dù răng khểnh có thể được coi là duyên dáng, nhưng trong nhiều trường hợp, chúng làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nụ cười. Niềng răng giúp tạo ra một hàm răng đều đặn và đẹp hơn.

Có nên niềng răng khểnh hay không?

​Răng khểnh, mặc dù có thể tạo nét duyên dáng cho nụ cười, nhưng thực tế tiềm ẩn nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, về mặt chuyên môn, răng khểnh thực chất là răng nanh mọc lệch ra khỏi hàng răng chuẩn, thường dẫn đến tình trạng sai khớp cắn hoặc khớp cắn hở. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây cản trở trong quá trình ăn nhai và vệ sinh răng miệng. Những khu vực khuất phía sau răng khểnh rất khó làm sạch kỹ, từ đó làm tăng nguy cơ gặp các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu.

Có nên niềng răng khểnh hay không?
Có nên niềng răng khểnh hay không?

Vì những lý do trên, các bác sĩ thường khuyến nghị nên niềng chỉnh cả răng khểnh. Việc đưa răng về đúng vị trí sẽ giúp bạn có được hàm răng đều đẹp, khớp cắn chuẩn, từ đó nâng cao hiệu quả ăn nhai và giảm thiểu nguy cơ các vấn đề về sức khỏe răng miệng trong tương lai. Theo chỉ định chuyên môn, răng khểnh cần niềng khi gây sai khớp cắn (Class II), ảnh hưởng thẩm mỹ nặng, cản trở ăn nhai, hoặc dễ mắc bệnh nha chu do tích tụ mảng bám.

Ví dụ: Một khách hàng nữ 25 tuổi có răng khểnh lệch ra ngoài, kèm chen chúc răng cửa dưới, thường xuyên bị đau khớp cắn khi ăn – đây là trường hợp nên chỉnh nha sớm.

Niềng răng có phải nhổ răng khểnh không?

Niềng răng có phải nhổ răng khểnh không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi có ý định chỉnh nha.

Trên thực tế, răng khểnh là một dạng răng mọc lệch ra khỏi cung hàm. Khi niềng, bác sĩ sẽ đưa toàn bộ các răng – bao gồm cả răng khểnh về đúng vị trí để đảm bảo khớp cắn chuẩn và hàm răng đều đẹp.

Niềng răng có phải nhổ răng khểnh không?
Niềng răng có phải nhổ răng khểnh không?

Việc có cần nhổ răng khểnh hay không phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người. Nếu cung hàm quá hẹp, răng mọc chen chúc hoặc lệch nhiều, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng (bao gồm cả răng khểnh) để tạo khoảng trống. Trong một số trường hợp phức tạp, có thể phải nhổ từ 2 đến 4 răng để đạt hiệu quả tối ưu.

Tuy nhiên, với kỹ thuật chỉnh nha hiện đại như nong hàm, cắt kẽ hoặc di xa răng, bác sĩ có thể hạn chế tối đa việc nhổ răng mà vẫn đạt được kết quả điều trị tốt.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lên kế hoạch điều trị đặc biệt để giữ lại răng khểnh theo mong muốn của bệnh nhân. Tuy nhiên, việc này có thể kéo dài thời gian điều trị và đòi hỏi sự chăm sóc kỹ lưỡng để tránh các vấn đề về sức khỏe răng miệng.

Tóm lại, việc niềng răng có phải nhổ răng khểnh không còn tùy thuộc vào cấu trúc hàm và mức độ lệch lạc. Bạn nên thăm khám trực tiếp để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phương án phù hợp nhất.

Các phương pháp niềng răng khấp khểnh

Niềng răng khểnh là giải pháp hiệu quả để điều chỉnh răng mọc lệch, mang lại hàm răng đều đẹp và cải thiện chức năng ăn nhai. Tại True Dental hiện đang cung cấp các phương pháp niềng răng êm ái, hiệu quả, đảm bảo phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng, cụ thể bao gồm:

  • Niềng răng mắc cài kim loại thường
  • Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
  • Niềng răng mắc cài sứ
  • Niềng răng mắc cài cánh cam
  • Niềng răng mắc cài hạt lựu
  • Niềng răng trong suốt Transalign

Quy trình niềng răng khểnh

Để sở hữu một hàm răng đều đẹp và cải thiện khớp cắn hiệu quả, niềng răng khểnh là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ quá trình thực hiện diễn ra như thế nào.

Quy trình niềng răng khểnh
Quy trình niềng răng khểnh cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm

Việc nắm rõ quy trình niềng răng sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lý tốt hơn, yên tâm hơn trong suốt quá trình điều trị. Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình niềng răng khểnh mà bạn cần biết.

Thăm khám, chụp phim răng

Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng. Tiếp theo, chụp X-quang và scan 3D để đánh giá cấu trúc xương hàm, khớp cắn, vị trí răng khểnh. Thông tin này giúp bác sĩ xác định hướng điều trị chính xác.

Tư vấn, lập kế hoạh điều trị

Dựa vào kết quả chụp phim, bác sĩ phân tích tình trạng răng khểnh. Tư vấn chi tiết về phương pháp niềng, thời gian và chi phí điều trị. Sau khi bạn đồng ý, bác sĩ sẽ lên kế hoạch niềng răng cụ thể và cá nhân hóa.

Sản xuất khay niềng hoặc gắn mắc cài

Nếu chọn niềng trong suốt, bác sĩ sẽ lấy dấu răng để thiết kế khay niềng riêng biệt. Nếu chọn mắc cài, bác sĩ vệ sinh răng và gắn mắc cài lên từng răng theo vị trí đã tính toán. Giai đoạn này đánh dấu bước bắt đầu chỉnh nha.

Đeo khí cụ chỉnh nha

Người niềng sẽ bắt đầu đeo khí cụ hàng ngày theo hướng dẫn. Các khí cụ như dây cung, thun liên hàm hoặc khay trong suốt sẽ dần dịch chuyển răng khểnh. Cần đeo đúng thời gian để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Tái khám, điều chỉnh lực kéo

Bác sĩ hẹn tái khám định kỳ mỗi 4–6 tuần. Tại đây, bác sĩ sẽ kiểm tra tiến độ di chuyển răng và điều chỉnh lực kéo nếu cần. Giai đoạn này quyết định sự ổn định và đều đặn của răng sau chỉnh nha.

Tháo niềng, đeo hàm duy trì

Khi răng đã đều, bác sĩ tiến hành tháo niềng. Bạn sẽ được gắn hàm duy trì để giữ răng ở vị trí mới. Giai đoạn này rất quan trọng để tránh răng lệch trở lại. Hàm duy trì có thể là loại cố định (gắn ở mặt trong răng) hoặc tháo lắp, tùy theo kế hoạch điều trị và nguy cơ tái xô lệch sau niềng.

Niềng răng khểnh mất bao lâu?

Thời gian niềng răng khểnh phụ thuộc vào mức độ lệch lạc của răng, phương pháp niềng được lựa chọn và sự hợp tác của bệnh nhân. Trung bình, thời gian niềng răng khểnh dao động từ 18 đến 24 tháng. Trong các trường hợp phức tạp hơn, thời gian điều trị có thể kéo dài đến 36 tháng hoặc hơn. 

Thời gian niềng răng khểnh mất bao lâu?
Thời gian niềng răng khểnh mất bao lâu?

Quá trình niềng răng thường được chia làm 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn chuẩn bị: Khám tổng quát, chụp X-quang và lập kế hoạch điều trị.
  • Giai đoạn chỉnh nha: Bác sĩ lắp mắc cài hoặc khay niềng, sau đó định kỳ siết hoặc thay đổi để răng di chuyển vào vị trí mong muốn. Đây là giai đoạn dài nhất, có thể kéo dài từ 12 đến 24 tháng hoặc hơn
  • Giai đoạn duy trì: Sau khi hoàn tất chỉnh nha, bệnh nhân cần đeo hàm duy trì để giữ răng ổn định. Thời gian này thường kéo dài từ 6 tháng đến vài năm.

Niềng răng khểnh có đau không?

Niềng răng khểnh có đau không? Thực tế, quá trình niềng răng khểnh có thể gây đau, nhưng không kéo dài liên tục và mức độ đau tùy thuộc vào từng giai đoạn.

  • Giai đoạn đặt chun tách kẽ: Trước khi gắn mắc cài, bác sĩ thường đặt chun cao su nhỏ vào giữa các răng hàm để tạo khoảng trống. Cảm giác lúc này là đau âm ỉ, hơi tức răng – giống như bị “kẹt” thứ gì đó giữa các kẽ răng. Một số người có thể thấy khó ăn nhai trong 1–2 ngày đầu, nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng dịu đi.
  • Giai đoạn nhổ răng (nếu có): Nếu cung hàm quá hẹp, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng để tạo khoảng. Bạn sẽ được gây tê nên hầu như không cảm thấy đau trong lúc nhổ. Tuy nhiên, sau đó khoảng 1–2 ngày, vùng nhổ có thể hơi nhức. Lúc này, dùng thuốc giảm đau theo đơn bác sĩ sẽ giúp bạn thoải mái hơn.
  • Giai đoạn siết răng và tạo lực kéo: Khi bác sĩ bắt đầu siết dây cung để dịch chuyển răng, bạn có thể cảm thấy ê buốt hoặc đau nhẹ. Cảm giác này thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần, đặc biệt trong lần siết đầu tiên hoặc khi thay dây cung mới. Khó khăn khi ăn uống có thể xảy ra, nhưng sẽ giảm dần khi cơ miệng thích nghi.

Niềng răng khểnh giá bao nhiêu tiền?

Chi phí niềng răng khểnh là một trong những yếu tố được nhiều người quan tâm trước khi quyết định chỉnh nha. Mức giá có thể dao động tùy theo phương pháp niềng, tình trạng răng miệng và cơ sở nha khoa mà bạn lựa chọn. 

Dưới đây là bảng giá niềng răng khểnh tại True Dental để bạn tham khảo:

Loại mắc cài kim loạiGiá (VNĐ)
Mắc cài kim loại22.000.000 – 35.000.000
Mắc cài kim loại tự buộc26.000.000 – 45.000.000
Niềng răng mắc cài sứ32.000.000 – 34.000.000
Mắc cài cánh cam32.000.000 – 72.000.000
Niềng răng mắc cài hạt lựu30.000.000 – 60.000.000
Niềng răng trong suốt Transalign45.000.000 – 80.000.000

4 lưu ý cần biết khi niềng răng khểnh

Để quá trình niềng răng khểnh diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả như mong đợi, việc tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ và lựa chọn đúng phương pháp điều trị là vô cùng quan trọng. 4 điều cần lưu ý dưới đây không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng trong suốt quá trình chỉnh nha mà còn tối ưu hóa hiệu quả điều trị, đảm bảo bạn sở hữu nụ cười rạng rỡ nhất:

  • Lựa chọn nha khoa uy tín: Việc chọn cơ sở nha khoa chất lượng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao sẽ đảm bảo kết quả niềng răng tốt nhất.
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Để đạt hiệu quả chỉnh nha tối ưu, bạn cần tuân thủ lịch tái khám và các hướng dẫn của bác sĩ về cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng trong suốt quá trình niềng.
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Sử dụng bàn chải mềm, chỉ nha khoa và nước súc miệng để giữ vệ sinh răng miệng, ngăn ngừa các bệnh lý trong quá trình niềng.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế thực phẩm cứng, dai hoặc quá chứa nhiều đường để tránh làm hỏng mắc cài và các bệnh lý răng miệng như sâu răng.
4 điều cần lưu ý khi niềng răng khểnh
4 điều cần lưu ý khi niềng răng khểnh

XEM THÊM:

Bị móm có niềng răng được không? Hết bao nhiêu tiền

20 tuổi niềng răng bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?

Niềng răng không mắc cài là gì? Có nên niềng răng không mắc cài


Trên đây là những thông tin về những kỹ thuật, thời gian, chi phí và những lưu ý cần biết khi niềng răng khểnh. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích để bạn cân nhắc xem xét về việc có nên chỉnh nha để cải thiện răng khểnh hay không? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mời bạn liên hệ ngay True Dental qua hotline 090 6636 456 để được bác sĩ tư vấn miễn phí.

Đánh giá nội dung bài viết

SỨC KHỎE Răng Miệng

Trám răng thẩm mỹ: Quy trình, chi phí và những điều cần biết

Trám răng thẩm mỹ là một kỹ thuật...

SỨC KHỎE Răng Miệng

Có nên trám răng sâu cho trẻ em hay không? Trường hợp cần trám

​Sâu răng sữa là một vấn đề phổ...

SỨC KHỎE Răng Miệng

Viêm tuỷ răng kiêng ăn gì? Hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp

Viêm tuỷ răng kiêng ăn gì để giảm...

Cấy Ghép IMPLANT RĂNG SỨ Thẩm Mỹ SỨC KHỎE Răng Miệng

Trồng răng hàm giá bao nhiêu tiền? Phương pháp nào hiệu quả

Mất răng hàm không chỉ ảnh hưởng đến...

SỨC KHỎE Răng Miệng

7 địa chỉ trám răng quận 3 uy tín, chất lượng nhất

Trám răng là phương pháp nha khoa phổ...

SỨC KHỎE Răng Miệng

Trám răng ở đâu tốt tại TPHCM? Review 8 địa chỉ uy tín

Trám răng không chỉ giúp phục hồi các...

Tôi đang tìm 1 Nha Khoa để điều trị cho tôi, nhưng rất lo lắng và sợ gặp phải NHA TẶC hoặc bị chèo kéo.


HÃY GIÚP TÔI TƯ VẤN THẬT