Khi tủy bị viêm nhiễm hoặc tổn thương, việc điều trị tủy răng trở nên cần thiết để bảo tồn răng và ngăn ngừa biến chứng. Vậy, quy trình chữa tuỷ răng được thực hiện thế nào? Vì sao nên điều trị tuỷ càng sớm càng tốt? Chi phó chữa trị là bao nhiêu? Xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về những vấn đề này.
Tủy răng là gì?
Tủy răng là phần nằm sâu bên trong răng, chứa hệ thống dmạch máu, dây thần kinh và mô liên kết, đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và duy trì sự sống của răng. Lớp tủy này được bao bọc bởi ngà răng và men răng, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và cảm giác của răng. Khi răng bị sâu hoặc chấn thương nghiêm trọng, lớp bảo vệ bên ngoài có thể bị tổn thương, khiến tủy răng bị lộ ra và dễ dàng bị vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm và đau nhức.

Cấu tạo của tủy răng được chia thành hai phần chính:
- Buồng tủy: Là khoang rộng nằm bên trong thân răng, nơi chứa phần lớn mô tủy. Đây là khu vực có hệ thống mạch máu và dây thần kinh tập trung, giúp cung cấp dưỡng chất và dẫn truyền cảm giác cho răng
- Ống tủy: Nằm dọc theo chân răng, kết nối với hệ thống mạch máu và thần kinh của cơ thể. Mỗi răng có thể có từ 1 đến 4 ống tủy tùy thuộc vào vị trí và cấu tạo của răng.
Điều trị tủy răng là gì?
Điều trị tủy răng (hay chữa tủy răng) là một phương pháp nha khoa nhằm loại bỏ phần tủy răng bị viêm nhiễm hoặc hoại tử, sau đó làm sạch và trám bít hệ thống ống tủy để bảo tồn răng thật. Đây là giải pháp quan trọng giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, giảm đau nhức và duy trì chức năng ăn nhai bình thường.

Khi nào nên chữa tủy răng?
Việc điều trị tủy răng trở nên cần thiết trong các trường hợp sau:
- Sâu răng nặng: Khi vi khuẩn ăn sâu vào lớp ngà và tấn công tủy răng, gây viêm tủy.
- Viêm tủy cấp hoặc mãn tính: Tủy răng bị viêm do sâu răng tiến triển hoặc chấn thương, gây đau nhức kéo dài.
- Hoại tử tủy: Tủy răng chết do nhiễm trùng không được điều trị kịp thời.
- Tổn thương lộ tủy: Răng bị nứt, gãy hoặc mòn đến mức lộ tủy, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Mòn răng nghiêm trọng: Khi men răng bị bào mòn, lộ ngà và ảnh hưởng đến tủy bên trong.
- Bệnh lý vùng quanh chóp: Nhiễm trùng lan rộng đến xương quanh chóp răng, gây áp xe hoặc sưng tấy.

Răng nào cần chữa tuỷ?
Bất kỳ răng nào bị viêm tủy đều cần được điều trị. Các răng cần chữa tủy thường rơi vào tình trạng viêm nhiễm, hoại tử tủy hoặc bị tổn thương do chấn thương. Dưới đây là những loại răng thường phải chữa tủy:
- Răng cửa và răng nanh: Răng cửa và răng nanh nằm ở phía trước, có chức năng cắn và xé thức ăn. Những răng này có một ống tủy duy nhất, vì vậy quá trình điều trị tủy thường đơn giản hơn so với răng hàm. Cần chữa tủy khi bị sâu răng nặng, chấn thương gãy răng, viêm tủy cấp tính hoặc mãn tính.
- Răng hàm nhỏ (răng cối nhỏ): Răng cối nhỏ nằm giữa răng nanh và răng hàm lớn, có chức năng nhai và nghiền thức ăn. Các răng này cần chữa tủy nếu có viêm tủy, hoại tử tủy, răng bị mẻ lớn do chấn thương hoặc sâu răng lan rộng vào buồng tủy. Vì có thể có một hoặc hai ống tủy nên quá trình điều trị những răng này sẽ phức tạp hơn răng cửa.
- Răng hàm lớn (răng cối lớn): Răng hàm lớn đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhai, nghiền thức ăn. Đây là nhóm răng có cấu trúc phức tạp nhất, thường có từ ba đến bốn ống tủy nên quá trình điều trị tuỷ sẽ mất nhiều thời gian hơn. Cần chữa tủy khi răng hàm lớn khi bị sâu nặng, viêm tủy hoặc nhiễm trùng lan rộng xuống chân răng.

Tại sao cần phải điều trị tủy răng cáng sớm càng tốt?
Viêm tủy răng là một trong những bệnh lý răng miệng nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi tủy răng bị viêm nhiễm, việc điều trị sớm là vô cùng quan trọng.
4 lý do nên điều trị tủy răng càng sớm càng tốt bao gồm:
Chấm dứt cơn đau nhức khó chịu, ăn nhai tốt hơn
Có nhiều lý do khiến việc điều trị tủy răng trở nên cần thiết. Đầu tiên, khi tủy răng bị viêm hoặc nhiễm trùng do sâu răng hoặc chấn thương, bạn sẽ cảm thấy đau nhức. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn, gây khó khăn trong việc ăn nhai.
Điều trị tủy sớm có thể giữ được răng, tránh phải nhổ bỏ răng
Nếu không được điều trị, viêm tủy có thể dẫn đến hoại tử tủy và lan rộng, khiến răng không thể cứu chữa và buộc phải nhổ bỏ. Điều trị tủy sớm giúp bảo tồn răng thật, duy trì cấu trúc và chức năng của hàm răng.
Ngăn nhiễm trùng lây rộng sang mô hoặc các răng khác
Viêm tủy không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng lan rộng, gây viêm quanh cuống răng, áp xe hoặc thậm chí ảnh hưởng đến xương hàm và các răng lân cận. Điều trị sớm giúp ngăn chặn sự lan rộng của nhiễm trùng, bảo vệ sức khỏe răng miệng tổng thể.
Tránh các biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe
Nhiễm trùng từ tủy răng có thể lan vào máu, gây nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng đến tim mạch và các cơ quan khác. Việc điều trị tủy kịp thời giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm này, bảo vệ sức khỏe toàn thân.
Như vậy, việc điều trị tủy răng sớm không chỉ giúp giảm đau, bảo tồn răng mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, đảm bảo sức khỏe răng miệng và toàn thân. Nếu bạn có dấu hiệu viêm tủy, hãy đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu cho thấy răng cần điều trị tủy
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của viêm tủy răng giúp bạn có biện pháp can thiệp kịp thời, bảo vệ sức khỏe răng miệng. Cụ thể những biểu hiện cho thấy bạn đang cần đến nha khoa thăm khám và điều trị tuỷ bao gồm:
- Đau răng dữ dội và kéo dài: Cơn đau có thể xuất hiện tự nhiên, không do tác động bên ngoài, kéo dài từ vài phút đến vài giờ, đặc biệt đau nhiều vào ban đêm. Đau tăng khi ăn nhai hoặc tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh.
- Sưng, viêm nướu quanh răng: Vùng nướu xung quanh răng bị viêm tủy có thể bị sưng đỏ. Trong một số trường hợp, có thể xuất hiện mụn mủ hoặc áp-xe răng.
- Răng đổi màu: Răng bị viêm tủy có thể chuyển sang màu sẫm hơn so với các răng khác, thường là màu xám hoặc nâu đen.
- Hôi miệng: Vi khuẩn từ vùng nhiễm trùng có thể gây mùi hôi khó chịu trong miệng, dù bạn đã vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.
- Răng lung lay: Khi viêm tủy tiến triển nặng, cấu trúc nâng đỡ răng bị ảnh hưởng, dẫn đến răng lung lay và có nguy cơ mất răng.

Quy trình các giai đoạn điều trị tủy răng chuẩn Y khoa
Điều trị tủy răng là một quá trình quan trọng giúp loại bỏ phần tủy bị viêm hoặc hoại tử, từ đó bảo tồn răng thật và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là các bước trong từng giai đoạn chữa tuỷ tại True Dental
Trước khi điều trị tủy răng
Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng và chụp phim X-quang để xác định mức độ tổn thương của tủy răng. Việc này giúp đánh giá chính xác tình trạng viêm nhiễm và lập kế hoạch điều trị phù hợp.
Sau khi có kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ thảo luận với bệnh nhân về phương pháp điều trị, thời gian và chi phí, giúp bệnh nhân hiểu rõ quy trình và chuẩn bị tâm lý tốt nhất.
Trong quá trình điều trị tủy răng
- Gây tê cục bộ: Để giảm đau và tạo sự thoải mái cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng răng cần điều trị. Trong trường hợp răng đã chết tủy và không còn cảm giác, bước này có thể được bỏ qua.
- Đặt đế cao su: Để cách ly răng cần điều trị khỏi môi trường miệng và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, bác sĩ sẽ đặt một đế cao su ôm sát vào răng. Điều này cũng giúp bảo vệ bệnh nhân khỏi việc nuốt phải dụng cụ hoặc hóa chất trong quá trình điều trị.
- Mở buồng tủy và làm sạch ống tủy: Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để mở đường vào buồng tủy, sau đó loại bỏ phần tủy bị viêm nhiễm. Quá trình này bao gồm việc làm sạch và tạo hình ống tủy để chuẩn bị cho bước trám bít.
- Trám bít ống tủy: Sau khi làm sạch, ống tủy sẽ được trám bít bằng vật liệu chuyên dụng như Gutta-percha để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và tái nhiễm trùng.
- Phục hồi thân răng: Sau khi trám bít ống tủy, bác sĩ sẽ phục hồi lại hình dạng và chức năng của răng bằng cách trám hoặc bọc răng sứ, tùy thuộc vào mức độ tổn thương của răng.

Sau khi chữa tủy răng
Bệnh nhân sau khi chữa tuỷ răng có thể cảm thấy ê buốt nhẹ sau điều trị, nhưng cảm giác này sẽ giảm dần. Việc duy trì vệ sinh răng miệng tốt và hạn chế nhai cắn mạnh trên răng vừa điều trị là cần thiết. Bệnh nhân nên tuân thủ lịch tái khám để bác sĩ kiểm tra và đảm bảo răng phục hồi tốt.
Trong trường hợp răng bị tổn thương lớn hoặc yếu sau điều trị tủy, bác sĩ có thể đề nghị bọc răng sứ để bảo vệ răng và đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ.
Nguyên tắc điều trị tủy răng
Điều trị tủy răng là một quy trình quan trọng nhằm loại bỏ phần tủy bị viêm nhiễm hoặc hoại tử, giúp bảo tồn răng thật và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, quy trình điều trị tủy răng cần tuân thủ các nguyên tắc chuẩn Y khoa sau:
- Chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị chính xác: Bác sĩ cần tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng và xem phim chụp X-quang răng của bệnh nhân để đánh giá mức độ tổn thương của tủy răng, từ đó xác định phương pháp điều trị phù hợp.
- Đảm bảo vô trùng trong quá trình điều trị: Cần dùng đế cao su để cách ly răng cần điều trị khỏi môi trường miệng, ngăng ngừa vi khuẩn xâm nhập trong quá trình chữa tuỷ. Ngoài ra, tất cả dụng cụ nha khoa phải được tiệt trùng theo quy trình nghiêm ngặt, phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo.
- Loại bỏ hoàn toàn tủy viêm và làm sạch hệ thống ống tủy: Bác sĩ cần có đủ chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo có thể gíup bệnh nhân loại bỏ hoàn toàn những mô tuỷ bị viêm nhiễm. Đồng thời, việc làm sạch ống tuỷ phải được thực hiện cẩn thận để đảm bảo không còn mô tủy bị nhiễm trùng.
Điều trị tuỷ răng mất bao lâu?
Thời gian điều trị tủy răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng ống tủy, mức độ viêm nhiễm và vị trí của răng cần điều trị. Thông thường, quá trình này kéo dài từ 20 – 90 phút và có thể cần từ 1 đến 3 buổi hẹn với bác sĩ nha khoa.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian điều trị tủy răng:
- Số lượng ống tủy của răng bị viêm: Răng cửa thường chỉ có một ống tủy, nên thời gian điều trị khoảng 20 – 30 phút. Răng hàm lớn có thể có từ 3 đến 4 ống tủy, do đó, thời gian điều trị kéo dài hơn, khoảng 2 – 3 buổi hẹn, mỗi buổi khoảng 30 – 45 phút.
- Mức độ viêm nhiễm và tình trạng răng: Nếu răng bị nhiễm trùng nặng hoặc có áp xe, bác sĩ có thể cần thêm thời gian để làm sạch hoàn toàn, dẫn đến việc kéo dài số buổi hẹn.
- Tay nghề của bác sĩ và trang thiết bị hỗ trợ: Bác sĩ có kinh nghiệm và sử dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp quá trình điều trị tuỷ răng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Chữa tủy răng có đau không?
Lấy tủy răng thường không gây đau đớn hoặc chỉ gây khó chịu nhẹ, vì trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ để giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái. So với trám răng, việc điều trị tủy mất nhiều thời gian hơn do cần làm sạch ống tủy kỹ lưỡng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ sử dụng đế cao su bao quanh răng để ngăn ngừa vi khuẩn từ khu vực nhiễm trùng lây lan sang các răng khác, đảm bảo quá trình điều trị an toàn và hiệu quả.

Chữa trị tuỷ răng mất bao nhiêu tiền?
Chi phí chữa tủy răng có thể dao động tùy thuộc vào tình trạng răng, số lượng chân răng, cũng như cơ sở nha khoa mà bạn lựa chọn. Dưới đây là bảng giá cơ bản để bạn tham khảo:
Răng cần chữa tủy | Giá (VNĐ/ Răng) |
Răng cửa, răng nanh (1 chân răng) | 500.000 – 2.000.000 |
Răng hàm nhỏ (2 chân răng) | 800.000 – 3.000.000 |
Răng hàm lớn (3 – 4 chân răng) | 1.200.000 – 4.000.000 |
Ngoài ra, sau khi chữa tủy, bạn có thể cần trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo vệ răng, chi phí dao động từ 200.000 – 10.000.000 VNĐ tùy vào loại vật liệu sử dụng.
Răng đã điều trị tủy tồn tại được bao lâu?
Sau khi điều trị tủy, răng có thể trở nên nhạy cảm hơn với thực phẩm có tính axit, quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng, gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, nếu được bảo vệ đúng cách, đặc biệt là bằng phương pháp bọc răng sứ, răng đã chữa tủy có thể duy trì và sử dụng ổn định trong khoảng 15 – 25 năm, thậm chí lâu hơn nếu chăm sóc tốt.
XEM THÊM:
Điều trị tủy răng là phương pháp giúp khắc phục tình trạng nhiễm trùng răng mà không cần nhổ bỏ, giúp bảo tồn răng thật. Hy vọng, bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình chữa tủy cũng như cách chăm sóc răng sau khi điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe răng miệng, hãy đến ngay True Dental để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng răng của mình.
Niềng Răng - CHỈNH NHA
Bị móm có niềng răng được không? Hết bao nhiêu tiền
Móm không chỉ khiến khuôn mặt thiếu hài...
SỨC KHỎE Răng Miệng
Viêm nha chu: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng...
SỨC KHỎE Răng Miệng
Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em và cách phòng ngừa
Viêm tủy răng sữa không chỉ gây ảnh...
Cấy Ghép IMPLANT
Trồng răng Implant là gì? Những điều cần biết, giá bao nhiêu
Trồng răng Implant là gì? Đây là phương...
SỨC KHỎE Răng Miệng
Cách giảm đau răng sau khi lấy tuỷ hiệu quả
Sau khi trải qua quá trình lấy tủy...
SỨC KHỎE Răng Miệng
Nên nhổ răng khôn ở bệnh viện hay phòng khám
Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm khiến nhiều...
Tôi đang tìm 1 Nha Khoa để điều trị cho tôi, nhưng rất lo lắng và sợ gặp phải NHA TẶC hoặc bị chèo kéo.
HÃY GIÚP TÔI TƯ VẤN THẬT
HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI