Việc chọn đúng kích thước trụ Implant không chỉ là yếu tố quan trọng giúp quá trình cấy ghép Implant thành công mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng nhai. Vậy làm thế nào để biết được đâu là trụ implant có đường kính và chiều dài phù hợp để cấy ghép? Mời Cô, Chú cùng True Dental tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.
Tổng quan về trụ Implant
Trụ Implant là một loại vật liệu nha khoa được sử dụng trong kỹ thuật cấy ghép Implant. Trụ thường có cấu tạo từ Titanium được cấy trực tiếp vào xương hàm để giữ vai trò thay thế cho chân răng đã mất.
Trụ Implant sau khi cấy ghép sẽ tích hợp dần với xương hàm, từ đó đảm nhận vai trò nâng đỡ mão răng hoặc cầu răng sứ, hàm tháo lắp phía trên. Việc cấy ghép trụ Implant giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tiêu xương hàm cho bệnh nhân mất răng. Thông thường mất khoảng 3 – 6 tháng để trụ Implant tích hợp hoàn toàn với xương hàm.

Bề mặt của trụ Implant được xử lý bằng công nghệ hiện đại giúp tạo độ nhám nhất định, tăng khả năng tích hợp với xương hàm, từ đó thúc đẩy quá trình lành thương nhanh hơn và tăng độ ổn định của trụ. Phần thân của trụ Implant thường có dạng xoắn ốc hoặc ren xoắn, giúp tối ưu hóa diện tích tiếp xúc với xương hàm. Còn cổ trụ là phần chuyển tiếp giữa thân trụ và kết nối trực tiếp với Abutment để răng sứ phục hình lên trên.
Vì sao nên quan tâm đến kích thước trụ Implant?
Nhiều người thường nghĩ khi chọn trụ Implant chỉ cần quan tâm đến thành phần cấu tạo và công nghệ xử lý bề mặt trụ. Tuy nhiên kích thước trụ Implant cũng là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý.
Kích thước trụ Implant ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tích hợp với xương hàm. Trụ quá lớn hoặc quá nhỏ đều có thể gây ra tình trạng không ổn định khi cấy ghép, làm tăng nguy cơ đào thải hoặc biến chứng.

Do đó, việc chọn kích thước trụ là rất quan trọng. Tùy vào tình trạng xương hàm, vị trí mất răng cũng như số lượng trụ cần cấy ghép mà bác sĩ sẽ tư vấn loại trụ có kích thước phù hợp. Chẳng hạn một số trụ có kích thước nhỏ chỉ thích hợp cho các ca cấy ghép Implant đơn lẻ.
Trụ Implant với kích thước phù hợp sẽ đảm bảo răng sứ phục hình bên trên có thể ăn nhai tốt như răng thật, không bị lung lay hay gãy vỡ khi sử dụng. Chọn đúng kích thước trụ giúp giảm thiểu các biến chứng như tiêu xương, tổn thương nướu, hoặc viêm nhiễm sau cấy ghép.
ĐỌC THÊM: SO SÁNH CÁC LOẠI TRỤ IMPLANT PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY: TRỤ NÀO TỐT NHẤT?
Kích thước cơ bản của trụ Implant hiện nay
Trên thị trường, trụ Implant được sản xuất với nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với từng tình trạng răng cho bệnh nhân. Các thông số kích thước cần xem xét bao gồm 2 yếu tố là đường kính và chiều dài. Mỗi thương hiệu trụ khác nhau sẽ có những dòng trụ với kích thước không giống nhau. Nhưng nhìn chung về cơ bản thì kích thước trụ Implant sẽ dao động như sau:
Phân loại kích thước trụ Implant theo đường kính
Trụ Implant được phân chia kích thước dựa trên đường kính, tính từ phần lớn nhất của trụ. Đường kính trụ cơ bản dao động từ 3mm đến 6mm. Tuy nhiên cũng có loại trụ Implant mini với đường kính nhỏ hơn được sử dụng cho một số trường hợp bệnh nhân có tình trạng răng hàm đặc biệt, cụ thể như sau:
Loại trụ Implant | Đường kính (mm) |
Trụ Implant mini | 2,4 – 2,9 |
Trụ Implant siêu nhỏ | 3 – 3,3 |
Trụ Implant nhỏ | 3,5 – 4 |
Trụ Implant vừa | 4,1 – 4,8 |
Trụ Implant lớn | 5 – 6 |
Phân loại kích thước trụ Implant theo chiều dài
Chiều dài trụ Implant được tính từ đầu trụ đến đáy và dao động từ 8mm đến 16mm. Tuy nhiên, đây là kích thước cơ bản, hiện nay cũng có một số loại trụ Implant đặc biệt được thiết kế ngắn hơn hoặc dài hơn mức cơ bản để phù hợp cấy ghép cho các trường hợp xương hàm khác nhau của bệnh nhân. Theo đó, các loại trụ Implant sẽ có chiều dài như sau:
Loại trụ Implant | Chiều dài (mm) |
Trụ Implant siêu ngắn | 4 – 7 |
Trụ Implant ngắn | 7 – 10 |
Trụ Implant trung bình | 11,5 – 13 |
Trụ Implant dài | 15 – 18 |
Cách chọn trụ Implant có kích thước phù hợp
Theo các bác sĩ tại True Dental, kích thước trụ Implant lý tưởng nhất thường sẽ có đường kính dao động từ 3mm – 6mm và chiều dài từ 8mm – 12mm. Đối với hàm dưới, trụ Implant thường có chiều dài từ 8mm – 10mm, trong khi hàm trên cần cấy ghép trụ dài hơn, khoảng 10mm – 12mm. Điều này đảm bảo khả năng chịu lực nhai và sự ổn định trong thời gian dài. Ngoài ra, việc lựa chọn kích thước trụ Implant còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tương quan giữa kích thước trụ implant và xương hàm: Xương hàm chắc khỏe, đảm bảo đủ mật độ, thể tích cần thiết thì có thể cấy ghép trụ kích thước lớn. Ngược lại, mật độ xương thấp yêu cầu trụ có đường kính nhỏ và chiều dài ngắn hơn.
- Cấu trúc giải phẫu: Do đặc điểm cấu trúc mạch máu và thần kinh ở hai hàm có sự khác biệt, các bác sĩ thường sẽ chọn kích thước trụ implant khác nhau cho hàm trên và hàm dưới. Trụ implant có đường kính lớn hơn thường được ưu tiên sử dụng cho hàm trên, trong khi trụ nhỏ hơn sẽ được chọn cho hàm dưới để tránh ảnh hưởng đến các mạch máu và dây thần kinh quan trọng trong khu vực này.
- Số lượng trụ Implant cấy ghép: Số lượng răng bị mất là bao nhiêu, có nằm liền kề nhau hay không cũng ảnh hưởng đến việc xem xét phải cấy ghép bao nhiêu trụ Implant. Trong các trường hợp cấy ghép implant toàn hàm thì thường sẽ chọn trụ implant có kích thước lớn hơn để tăng khả năng chịu lực, đảm bảo sự ổn định cho toàn bộ hàm. Trong khi đó, phương pháp cấy ghép Implant đơn lẻ có thể sử dụng các loại trụ nhỏ hơn vì chỉ chịu lực cho duy nhất 1 răng phục hình.

Lựa chọn kích thước trụ implant không chỉ đơn giản là dựa vào cảm nhận của bệnh nhân mà còn phải căn cứ trên tình trạng cụ thể của cấu trúc xương hàm và vị trí, số lượng răng bị mất. Do đó, để chọn được kích thước trụ Implant phù hợp thì bệnh nhân cần đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ tiến hành thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng qua dữ liệu từ phim chụp X-Quang, CT Conebeam,..
Hy vọng bài viết đã giúp Cô, Chú hiểu rõ hơn về kích thước trụ Implant và cách chọn loại trụ có đường kính cũng như chiều dài phù hợp để cấy ghép. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mời Cô, Chú liên hệ ngay với True Dental qua hotline 090 6636 456 để đặt lịch hẹn thăm khám và tư vấn cùng bác sĩ Thật.
Niềng Răng - CHỈNH NHA
Răng khểnh 2 bên: Ý nghĩa, vận mệnh và cách chữa trị
Răng khểnh thường mang lại nét duyên ngầm...
Niềng Răng - CHỈNH NHA
7 bước trong quy trình niềng răng mắc cài kim loại chuẩn Y khoa
Quy trình niềng răng luôn là chủ đề...
Niềng Răng - CHỈNH NHA
Niềng răng trong suốt mất bao lâu để đạt hiệu quả?
Niềng răng trong suốt mất bao lâu? Là...
RĂNG SỨ Thẩm Mỹ
Quy trình dán sứ Veneer đúng chuẩn Y khoa diễn ra thế nào?
Dán sứ Veneer là phương pháp phục hình...
Niềng Răng - CHỈNH NHA
Niềng răng thưa có cần nhổ răng không?- Bác sĩ tư vấn
Niềng răng thưa có cần nhổ răng không...
SỨC KHỎE Răng Miệng
Khi nào nên đi khám răng cho trẻ? Những điều cần lưu ý
Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay...
Tôi đang tìm 1 Nha Khoa để điều trị cho tôi, nhưng rất lo lắng và sợ gặp phải NHA TẶC hoặc bị chèo kéo.
HÃY GIÚP TÔI TƯ VẤN THẬT
HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI