Trong một số trường hợp, sau khi nhổ răng, có thể xảy ra tình trạng còn sót lại mảnh chân răng trong xương hàm. Việc này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Bài viết này, bác sĩ True Dental sẽ giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi nhổ răng còn sót chân răng.

Nguyên nhân gây nhổ răng còn sót chân răng

Theo bác sĩ True Dental, việc nhổ răng còn sót mảnh chân răng có thể xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân chính, bao gồm

Nguyên nhân khách quan

Bác sĩ thiếu kinh nghiệm khi nhổ răng

Việc nhổ răng, đặc biệt là những răng ở vị trí khó, đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao và hiểu biết sâu về cấu trúc răng miệng. Nếu bác sĩ không thận trọng hoặc không có đủ kinh nghiệm, có thể dẫn đến việc sót lại phần chân răng trong xương hàm.

Trang thiết bị y tế không đầy đủ

Trang thiết bị y tế đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bác sĩ thực hiện tốt các thủ thuật nha khoa như nhổ răng. Nếu phòng khám không được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại như máy chụp X-quang, dụng cụ nhổ răng chuyên dụng, việc nhổ răng có thể gặp khó khăn và tăng nguy cơ sót lại chân răng là rất cao.

Nguyên nhân khách quan khiến nhổ răng còn sót chân răng
Nguyên nhân khách quan dẫn đến nhổ răng còn sót chân răng là do bác sĩ thiếu chuyên môn, kinh nghiệm hoặc trang bị y tế không đầy đủ

Nguyên nhân chủ quan

Chân răng nằm ở vị trí khó tiếp cận

Một số răng, đặc biệt là răng khôn, nằm sâu trong hàm hoặc gần các cấu trúc quan trọng như dây thần kinh và mạch máu. Việc tiếp cận và loại bỏ hoàn toàn chân răng ở những vị trí này có thể gặp nhiều khó khăn và gây ra nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân nên bác sĩ sẽ không cố gắng loại bỏ toàn bộ chân răng khi nhổ lần đầu. 

Nguyên nhân chủ quan khiến chân răng còn sót sau khi nhổ
Còn sót chân răng sau khi nhổ cũng có thể do nguyên nhân chủ quan vì chân răng nằm ở vị trí đặc biệt

Chân răng dị dạng hoặc dính chặt vào xương hàm

Trong một số trường hợp, chân răng có thể có hình dạng bất thường như cong, quặp hoặc dính chặt vào xương hàm. Những dị dạng này làm cho việc nhổ răng trở nên phức tạp hơn và bác sĩ khó có thể loại bỏ hoàn toàn chân răng chỉ trong 1 lần nhổ.

Dấu hiệu nhận biết nhổ răng còn sót chân răng

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu sót chân răng sau khi nhổ rất quan trọng để có biện pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là một số các để bạn nhận biết tình trạng bị sót chân răng sau khi nhổ: 

Dấu hiệu nhận biết nhổ răng còn sót chân răng
Có thể nhận biết tình trạng nhổ răng còn sót chân răng bằng cách đếm chân răng, chụp phim X-Quang hoặc theo dõi các dấu hiệu sưng tấy, chảy máu

Đếm số lượng chân răng không đủ

Một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả để xác định xem liệu có sót chân răng sau khi nhổ hay không là đếm số lượng chân răng đã được lấy ra. Đây là phương pháp mà cả bác sĩ và bệnh nhân có thể thực hiện ngay sau khi nhổ răng.

Mỗi loại răng có số lượng chân răng khác nhau. Sau khi nhổ răng, bác sĩ hoặc bệnh nhân có thể kiểm tra số chân răng được lấy ra để đảm bảo không bị sót. Dưới đây là số chân răng phổ biến của từng loại răng:

  • Răng cửa (răng số 1, 2): 1 chân răng
  • Răng nanh (răng số 3): 1 chân răng
  • Răng hàm nhỏ (răng số 4, 5): 1 hoặc 2 chân răng
  • Răng hàm lớn ở trên (răng số 6, 7): Thường có 3 chân răng (một số trường hợp có 4 chân).
  • Răng hàm lớn ở trên (răng số 6, 7): Thường có 2 chân răng (một số trường hợp có 3 chân).

Lưu ý: Răng khôn (răng số 8) có cấu trúc chân răng rất đa dạng, có thể mọc lệch, dính liền vào xương hàm hoặc có số lượng chân răng không đồng nhất. Do đó, việc nhổ răng khôn bị sót lại là khá phổ biến trong nhiều trường hợp.

Đau nhức và sưng tấy

Cảm giác đau kéo dài sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng, cơn đau nhẹ là bình thường và thường giảm dần sau 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài trên một tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí ngày càng đau hơn, có thể đó là dấu hiệu của việc còn sót chân răng. Cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội, đặc biệt là khi nhai thức ăn.

Vùng nướu xung quanh sưng tấy

Vùng nướu (lợi) bị sưng nhẹ sau khi nhổ răng là phản ứng bình thường, nhưng nếu sưng kéo dài, lan rộng hoặc kèm theo đỏ và đau, có thể do viêm nhiễm từ phần chân răng còn sót.

Khi bị sưng tấy kéo dài và sờ vào vùng nướu, có thể cảm thấy cứng hoặc đau nhói và tình trạng sưng lan sang má hoặc gây sốt nhẹ, bạn cần đến khám ngay để tránh biến chứng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

Chảy máu và viêm nhiễm

Chảy máu kéo dài

Sau khi nhổ răng, máu thường ngừng chảy sau vài giờ hoặc tối đa trong vòng 24 giờ. Nếu máu tiếp tục chảy sau nhiều ngày, dù chỉ là rỉ máu nhẹ, có thể do còn sót chân răng gây kích ứng mô mềm xung quanh. Trong một số trường hợp, máu có thể xuất hiện khi súc miệng hoặc khi ăn uống.

Xuất hiện mủ và mùi hôi miệng

Nếu mủ trắng hoặc vàng xuất hiện tại vị trí nhổ răng, đó là dấu hiệu rõ ràng của nhiễm trùng do chân răng còn sót lại. Khi bị viêm nhiễm, bạn có thể cảm thấy vị đắng hoặc hôi trong miệng, kèm theo hơi thở có mùi khó chịu, ngay cả khi đã vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Trong một số trường hợp nặng, nhiễm trùng có thể lan xuống họng, gây đau rát cổ họng hoặc khó nuốt.

ĐỌC THÊM: HƯỚNG DẪN CÁCH CẦM MÁU SAU KHI NHỔ RĂNG HIỆU QUẢ

Phát hiện qua phim chụp X-quang

Trong nhiều trường hợp, sót chân răng có thể không gây đau ngay lập tức mà chỉ được phát hiện khi chụp phim X-quang. Hình ảnh X-quang sẽ cho thấy rõ phần chân răng còn lại trong xương hàm, giúp bác sĩ đánh giá kích thước, vị trí và tình trạng viêm nhiễm (nếu có). Nếu có nghi ngờ chân răng còn sót lại sau khi nhổ, bạn có thể yêu cầu chụp X-quang toàn hàm hoặc cắt lớp 3D (CT Cone Beam) để xác nhận.

Cách xử lý khi nhổ răng còn sót chân răng

Khi phát hiện nhổ răng còn sót chân răng, việc xử lý sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Dưới đây là các phương pháp xử lý phổ biến mà bác sĩ True Dental có thể áp dụng tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân:

Cách xử lý khi nhổ răng còn sót chân răng
Cách xử lý khi nhổ răng còn sót chân răng là gì?

Trường hợp không gây viêm nhiễm

Nếu phần chân răng còn sót không gây ra bất kỳ triệu chứng đau nhức hay viêm nhiễm nào, bác sĩ có thể quyết định không can thiệp loại bỏ ngay lập tức vì chúng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Lúc này, bệnh nhân uy nhiên, bệnh nhân có thể chờ chân răng từ từ nhô lên khỏi nướu để loại bỏ sau. Tuy nhiên, trong quá trình này, bạn cần được đến nha khoa thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng răng, đảm bảo không có biến chứng xảy ra.

Trường hợp gây viêm nhiễm

Nếu phần chân răng còn sót lại gây đau nhức, sưng tấy, viêm nhiễm hoặc có mủ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện tiểu phẫu để lấy phần chân răng đó ra. Trước tiên, bệnh nhân sẽ được chụp X-quang để xác định vị trí chân răng còn sót. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để mở nướu, loại bỏ hoàn toàn phần chân răng, vệ sinh ổ viêm và khâu lại nếu cần thiết.

Sau khi lấy chân răng, bệnh nhân cần dùng thuốc giảm đau, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ, vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn và hạn chế ăn thực phẩm cứng, cay nóng

Nhổ răng còn sót chân răng có sao không?

Trong một số trường hợp, nhổ răng còn sót chân răng trong xương hàm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, cụ thể:

  • Gây đau nhức kéo dài: Phần chân răng còn sót có thể gây kích thích dây thần kinh, dẫn đến cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội.
  • Viêm nhiễm: Sót mảnh chân răng sau khi nhổ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm tại chỗ hoặc lan rộng ra các vùng khác của xương hàm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng và tổng thể.
  • Tiêu xương hàm: Nếu chân răng còn sót tồn tại lâu ngày, có thể gây tiêu xương, ảnh hưởng đến cấu trúc hàm và việc trồng răng sau này.
  • Hình thành nang chân răng: Một số trường hợp, phần chân răng còn sót có thể tạo thành nang chân răng, dẫn đến sưng to vùng nướu, tiêu xương hoặc biến chứng nghiêm trọng hơn và cần can thiệp phẫu thuật để điều trị.
  • Ảnh hưởng đến răng kế cận: Việc nhổ răng còn sót chân răng có thể gây áp lực lên các răng xung quanh, làm xô lệch răng hoặc khiến răng kế cận bị yếu đi.
Nhổ răng còn sót chân răng có sao không?
5 biến chứng khi nhổ răng còn sót chân răng

Còn sót chân răng có nên nhổ không?

Việc quyết định có nên nhổ bỏ phần chân răng còn sót hay không phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của chân răng và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Theo tư vấn từ bác sĩ True Dental, hầu hết các trường hợp chân răng còn sót cần được nhổ bỏ để phòng ngừa nhiễm trùng và giảm đau đớn cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc nhổ răng còn sót chân răng có thể không nên nhổ do bác sĩ đã quyết định để lại phần chân răng nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm như chảy máu nhiều, tổn thương mô mềm xung quanh, hoặc ảnh hưởng đến dây thần kinh. Những tình huống này thường xảy ra khi chân răng ở vị trí khó tiếp cận, có hình dạng dị dạng hoặc dính chặt vào xương hàm.

Còn sót chân răng có nên nhổ không?
Còn sót chân răng có nên nhổ không?

Ngoài ra, như đã đề cập, nếu phần chân răng còn sót không gây đau nhức hay viêm nhiễm, bác sĩ có thể chỉ định theo dõi và không cần nhổ bỏ. Ngược lại, nếu chân răng gây ra các triệu chứng như đau nhức, sưng tấy, hoặc có nguy cơ nhiễm trùng, việc nhổ bỏ sớm là cần thiết để tránh biến chứng nghiêm trọng.


Nhổ răng còn sót chân răng là một tình trạng không mong muốn nhưng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Do đó, nếu gặp tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn cách xử lý phù hợp. 

Đánh giá nội dung bài viết

Niềng Răng - Chỉnh Nha

Giải Mã Mắc Cài Cánh Cam Cải Tiến: Có Nên Niềng Không?

Mắc cài cánh cam cải tiến (mắc cài...

Cấy Ghép IMPLANT

Ghép Xương Implant Là Gì? Có Đau Không? Chi Phí Bao Nhiêu?

Ghép xương Implant là bước thiết yếu giúp...

Cấy Ghép IMPLANT

Cấy Ghép Implant Có Tốt Không? Sự Thật Không Phải Ai Cũng Biết

Cấy ghép Implant có tốt không? Đây là phương...

Sức Khỏe Răng Miệng

Từ A-Z Về Mắc Cài Tự Động: Chọn Sao Cho Đúng?

Mắc cài tự động đang được xem là...

Sức Khỏe Răng Miệng

Răng có vết đen: Nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa

Răng có vết đen là tình trạng phổ...

Cấy Ghép IMPLANT

Nha Khoa Implant Uy Tín: Cách Đánh Giá Và Tránh ‘Bẫy’ Quảng Cáo

Chọn đúng nha khoa implant uy tín là...

Tôi đang tìm 1 Nha Khoa để điều trị cho tôi, nhưng rất lo lắng và sợ gặp phải NHA TẶC hoặc bị chèo kéo.


HÃY GIÚP TÔI TƯ VẤN THẬT