Niềng răng có thay đổi cấu trúc xương hàm không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi cân nhắc lựa chọn chỉnh nha. Trong bài viết này, bác sĩ True Dental sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết.

Niềng răng là gì? 4 Lợi ích khi chỉnh nha

Niềng răng, hay chỉnh nha, là phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa chuyên dụng để điều chỉnh vị trí của răng trên cung hàm, nhằm cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt. Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp răng hô, móm, lệch lạc hoặc khớp cắn không đúng.

Niềng răng là gì? 4 Lợi ích khi chỉnh nha
Niềng răng

4 Lợi ích khi chỉnh nha:

  • Cải thiện chức năng ăn nhai: Răng được sắp xếp đúng vị trí giúp quá trình nhai thức ăn hiệu quả hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng và tiêu hóa.
  • Tăng tính thẩm mỹ: Hàm răng đều đặn mang lại nụ cười tự tin, cải thiện diện mạo và tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp.
  • Dễ dàng vệ sinh răng miệng: Răng thẳng hàng giúp việc chải răng, loại bỏ các mảng bám thức ăn trên răng được hiệu quả hơn, giảm nguy cơ sâu răng và viêm nướu.
  • Phòng ngừa các vấn đề về khớp cắn: Chỉnh nha giúp điều chỉnh khớp cắn, giảm nguy cơ đau hàm, đau đầu và các vấn đề liên quan đến khớp thái dương hàm.

Tóm lại, niềng răng không chỉ mang lại hàm răng đều đẹp mà còn cải thiện chức năng ăn nhai. Đồng thời giúp bạn phòng ngừa các nguy cơ về bệnh ký răng miệng và sức khoẻ tổng thể.

ĐỌC THÊM: CÓ NÊN NIỀNG RĂNG KHÔNG? LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CẦN BIẾT

Cấu trúc xương hàm và mối liên hệ với răng

Xương hàm là nền tảng nâng đỡ và cố định răng trong miệng, bao gồm hai phần chính: xương hàm trên và xương hàm dưới. Mỗi chiếc răng được gắn chặt vào xương hàm thông qua chân răng và các dây chằng nha chu.

Cấu trúc xương hàm và mối liên hệ với răng
Xương hàm và răng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng đến cả cấu trúc khuôn mặt và khả năng ăn nhai

Mối liên hệ giữa răng và xương hàm:

  • Xương hàm và răng ảnh hưởng đến hình dạng khuôn mặt, bao gồm đường viền hàm, gò má và môi.
  • Xương hàm cung cấp nền tảng vững chắc để nâng đỡ cho răng, giúp chúng đứng vững và thực hiện chức năng nhai hiệu quả.
  • Khi ăn, lực nhai được truyền từ răng xuống xương hàm, giúp duy trì mật độ của xương hàm, ngăn ngừa nguy cơ hóp má hay ảnh hưởng cấu trúc của gương mặt.
  • Sự hiện diện và hoạt động của răng kích thích xương hàm phát triển và duy trì cấu trúc. Mất răng có thể dẫn đến tiêu xương hàm theo thời gian.

Sự cân đối giữa răng và xương hàm là yếu tố quan trọng để đảm bảo chức năng nhai, phát âm và thẩm mỹ khuôn mặt. Bất kỳ sự sai lệch nào trong mối quan hệ này đều có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe răng miệng và ảnh hưởng đến diện mạo tổng thể.

XEM THÊM: NIỀNG RĂNG BỊ TIÊU XƯƠNG: NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC

Niềng răng có thay đổi cấu trúc xương hàm không?

Niềng răng có thay đổi cấu trúc xương hàm không? Câu trả lời là có. Theo bác sĩ True Dental, dù niềng răng chủ yếu tác động lên vị trí của răng, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm thông qua quá trình dịch chuyển răng.

Niềng răng có thay đổi cấu trúc xương hàm không?
Niềng răng có thay đổi cấu trúc xương hàm không? Là thắc mắc chung của không ít bệnh nhân

Khi lực từ các khí cụ niềng răng được áp dụng, răng sẽ di chuyển trong xương hàm, kích thích quá trình tái tạo và tiêu hủy xương tại các vị trí tương ứng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của kỹ thuật niềng răng lên xương hàm sẽ không quá lớn.

Cơ chế thay đổi diễn ra như sau:

  • Dịch chuyển răng: Lực từ khí cụ niềng răng tạo áp lực lên răng, dẫn đến sự thay đổi trong xương ổ răng, cho phép răng di chuyển đến vị trí mới.
  • Tái cấu trúc xương: Quá trình dịch chuyển răng kích thích xương hàm tái tạo ở phía trước và tiêu hủy ở phía sau răng, dẫn đến sự thay đổi nhẹ trong cấu trúc xương hàm.

Lưu ý:

  • Mức độ thay đổi cấu trúc xương hàm phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng xương của bệnh nhân. Ở trẻ em và thanh thiếu niên, xương hàm còn đang phát triển, nên dễ dàng thay đổi hơn so với người trưởng thành.
  • Nếu bệnh nhân có cấu trúc hàm lệch nghiêm trọng và muốn điều trị thì niềng răng không phải giải pháp hiệu quả, mà cần phải can thiệp phẫu thuật hàm mặt.

Những thay đổi trên khuôn mặt sau khi niềng răng

Trước khi bước vào hành trình niềng răng, nhiều người thường thắc mắc liệu quá trình này có chỉ ảnh hưởng đến răng hay còn mang lại những thay đổi khác trên khuôn mặt. Thực tế, niềng răng không chỉ giúp răng thẳng hàng mà còn có tác động tích cực đến các đường nét khuôn mặt.

Những thay đổi này, dù lớn hay nhỏ, đều góp phần mang lại diện mạo cân đối và hài hòa hơn, giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống. Dưới đây là những thay đổi nổi bật mà bạn có thể nhận thấy sau khi niềng răng:

  • Cải thiện đường viền hàm: Khi răng được sắp xếp đều đặn, đường viền hàm trở nên rõ ràng và cân đối hơn, tạo nên khuôn mặt hài hòa.
  • Làm cân đối gò má: Việc điều chỉnh răng và khớp cắn có thể làm thay đổi hình dạng gò má, giúp khuôn mặt trông đầy đặn và cân đối hơn.
  • Thay đổi hình dạng môi: Niềng răng có thể thay đổi cách môi khép lại hoặc mở ra vì răng và khớp cắn đóng vai trò nâng đỡ cấu trúc môi. Sau khi niềng răng, môi có thể trở nên cân đối hơn, giảm tình trạng môi bị nhô hoặc không khép kín hoàn toàn.
  • Giúp mũi và cằm trông hài hoà hơn: Dù không trực tiếp tác động đến các vùng này, nhưng thay đổi ở răng và khớp cắn có thể làm cho cằm và mũi trông cân đối hơn với tổng thể khuôn mặt, tạo cảm giác hài hòa hơn.

Tóm lại, niềng răng có thể gây ra những thay đổi nhất định trong cấu trúc xương hàm thông qua việc dịch chuyển răng và tái cấu trúc xương, nhưng mức độ thay đổi phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này, mời bạn liên hệ ngay với True Dental qua hotline 090 6636 456.

Đánh giá nội dung bài viết

Cấy Ghép IMPLANT

8 địa chỉ trồng răng Implant uy tín tại TP.HCM

Giữa hàng trăm cơ sở nha khoa tại...

Niềng Răng - CHỈNH NHA

Chi phí niềng răng cửa thưa bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?

Chi phí niềng răng cửa thưa là yếu...

SỨC KHỎE Răng Miệng

Có nên trám răng thưa không? Chi phí bao nhiêu tiền?

Trám răng thưa là giải pháp đơn giản...

SỨC KHỎE Răng Miệng

Điều trị nội nha là gì? Khi nào cần điều trị nội nha?

Điều trị nội nha là phương pháp nha...

SỨC KHỎE Răng Miệng

Quy trình lấy tủy răng chuẩn Y khoa với 7 bước

Lấy tủy răng là một thủ thuật nha...

SỨC KHỎE Răng Miệng

Tụt nướu răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

​Tụt nướu răng là tình trạng mô nướu...

Tôi đang tìm 1 Nha Khoa để điều trị cho tôi, nhưng rất lo lắng và sợ gặp phải NHA TẶC hoặc bị chèo kéo.


HÃY GIÚP TÔI TƯ VẤN THẬT