Tụt nướu răng là tình trạng mô nướu co rút, làm lộ chân răng và gây ê buốt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Vậy, nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Điều trị bằng cách nào? Xem ngay bài viết dưới đây để được giải đáp.
Tụt nướu răng là gì?
Tụt nướu răng, hay còn gọi là tụt lợi, là tình trạng mô nướu bao quanh chân răng bị co rút hoặc mòn đi, làm lộ phần chân răng. Điều này khiến răng trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương và có nguy cơ mất răng nếu không được điều trị kịp thời.

Tình trạng tụt nướu có thể xảy ra ở một hoặc nhiều răng, thường gặp ở răng nanh và răng hàm dưới. Nguyên nhân phổ biến bao gồm vệ sinh răng miệng không đúng cách, viêm nha chu, chải răng quá mạnh, hút thuốc lá và yếu tố di truyền. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng như mất răng.
Những nguyên nhân dẫn đến nướu răng bị tụt
Tụt nướu răng là hệ quả của nhiều yếu tố tác động đến mô nướu và cấu trúc nâng đỡ răng. Việc nhận diện chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng tụt nướu giúp định hướng điều trị hiệu quả và ngăn ngừa tái phát.

Thông thường, các nguyên nhân phổ biến gây tụt lợi sẽ bao gồm:
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Việc chải răng quá mạnh, sử dụng bàn chải lông cứng hoặc kỹ thuật chải răng sai có thể làm mòn men răng và tổn thương nướu, dẫn đến tụt nướu. Ngoài ra, việc không sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng đúng cách cũng góp phần vào sự tích tụ mảng bám và vi khuẩn, gây viêm nướu và tụt nướu.
Bệnh lý nha chu
Viêm nướu và viêm nha chu là nguyên nhân hàng đầu gây tụt nướu. Khi mô nướu bị viêm, vi khuẩn có thể xâm nhập và phá hủy các sợi liên kết, làm nướu co rút và lộ chân răng. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến mất răng.
Tích tụ mảng bám và cao răng
Mảng bám không được loại bỏ kịp thời sẽ cứng lại thành cao răng, tích tụ quanh chân răng và dưới đường viền nướu. Cao răng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nướu và dẫn đến tụt nướu nếu không được làm sạch định kỳ.
Thay đổi nội tiết tố
Phụ nữ trong các giai đoạn như dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh thường trải qua những thay đổi nội tiết tố, làm tăng độ nhạy cảm của nướu và dễ bị viêm nhiễm, dẫn đến tụt nướu.
Vị trí răng mọc bất thường và sai khớp cắn
Răng mọc lệch hoặc sai khớp cắn tạo ra lực không đều lên nướu và xương ổ răng. Điều này có thể gây áp lực và dẫn đến tụt nướu theo thời gian.
Biểu hiện của tụt nướu răng
Tụt nướu răng thường tiến triển âm thầm và dễ bị bỏ qua trong giai đoạn đầu nếu không được theo dõi sát sao. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường ở nướu là yếu tố then chốt giúp phòng ngừa những biến chứng nghiêm trọng về sau.

đây là các biểu hiện điển hình cho thấy bạn có thể đang gặp tình trạng tụt nướu:
- Lộ chân răng: Răng có xu hướng dài ra do nướu co rút, phần chân răng lộ rõ hơn bình thường.
- Ê buốt khi ăn uống: Cảm giác ê buốt xuất hiện khi sử dụng đồ nóng, lạnh, ngọt hoặc chua do phần chân răng không còn được bao bọc bởi nướu.
- Chảy máu nướu: Nướu dễ bị tổn thương, chảy máu khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa, kể cả với lực nhẹ.
- Nướu sưng đỏ hoặc có mùi hôi: Vi khuẩn tích tụ ở vùng nướu bị tụt có thể gây viêm, khiến nướu đỏ, sưng và hơi thở có mùi khó chịu.
- Khoảng cách giữa các răng tăng lên: Khi mô nướu bị co lại, các kẽ răng có xu hướng hở ra, dễ mắc thức ăn.
- Răng lung lay: Nếu tụt nướu tiến triển nặng kèm theo tiêu xương ổ răng, răng có thể mất đi độ chắc chắn, dẫn đến lung lay.
Tụt nướu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe răng miệng?
Tụt nướu là dấu hiệu cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe răng miệng. Dưới góc độ chuyên môn, tình trạng này có thể dẫn đến một loạt các hệ lụy nghiêm trọng như sau:
- Tăng độ nhạy cảm của răng: Khi chân răng bị lộ, lớp ngà răng dễ bị kích thích bởi nhiệt độ và hóa chất, khiến răng trở nên ê buốt kéo dài, gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.
- Nguy cơ sâu răng chân răng: Phần chân răng không được men răng bảo vệ nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến sâu răng và tổn thương tủy.
- Mất mô nâng đỡ răng: Tụt nướu thường đi kèm với mất xương ổ răng, làm giảm sự ổn định của răng, từ đó dẫn đến hiện tượng răng lung lay hoặc thậm chí mất răng vĩnh viễn.
- Phát triển bệnh lý nha chu: Vi khuẩn tích tụ tại khu vực nướu bị tụt là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến viêm nha chu – một bệnh lý mạn tính có thể phá hủy cấu trúc nâng đỡ răng.
- Ảnh hưởng đến khớp cắn và chức năng nhai: Khi mất răng hoặc răng lung lay do tụt nướu, khớp cắn có thể bị sai lệch, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và gây đau cơ hàm.
- Mất thẩm mỹ nụ cười: Răng dài bất thường do lộ chân răng khiến nụ cười mất tự nhiên, ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp.

Các phương pháp điều trị tụt nướu hiệu quả, an toàn
Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng tụt nướu. Dưới đây là các phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn, phân theo hai mức độ nhẹ và nặng:
Điều trị mức độ nhẹ
Điều trị tụt nướu răng mức độ nhẹ là quá trình can thiệp khi tình trạng tụt nướu mới khởi phát, chỉ ảnh hưởng đến một vài răng, chưa gây tổn thương sâu đến cấu trúc nướu, xương ổ răng hay dây chằng quanh răng. Ở giai đoạn này, các biện pháp điều trị không xâm lấn thường được áp dụng bao gồm:
- Lấy cao răng: Loại bỏ mảng bám và cao răng giúp ngăn chặn sự tiến triển của tụt nướu.
- Sử dụng gel fluor hoặc thuốc trị viêm nướu: Hỗ trợ tái tạo mô nướu và giảm viêm.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách: Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng kháng khuẩn để duy trì sức khỏe nướu.
- Tập chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh đồ ăn quá nóng/lạnh, kiêng thuốc lá, bổ sung vitamin C giúp nướu khỏe mạnh hơn.

Điều trị mức độ nặng
Điều trị tụt nướu mức độ nặng cần được thực hiện khi mô nướu đã co rút nghiêm trọng, làm lộ phần lớn chân răng hoặc cả cổ răng, có thể kèm theo tiêu xương ổ răng và viêm nha chu. Giai đoạn này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể gây mất răng nếu không được điều trị kịp thời.
Trong trường hợp tụt nướu răng nặng, việc điều trị cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Một số biện pháp chữa trị sẽ được chỉ định bao gồm:
- Phẫu thuật ghép nướu: Dùng mô nướu từ vùng khác (thường là vòm miệng) ghép vào vùng bị tụt để tái tạo hình dáng và chức năng của nướu.
- Phẫu thuật vạt nướu: Tách và nâng mô nướu để làm sạch túi nha chu, sau đó định hình lại mô nướu để ôm sát răng.
- Ghép xương hoặc màng sinh học: Áp dụng nếu tụt nướu đi kèm tiêu xương. Bác sĩ sẽ đặt vật liệu tái tạo (xương nhân tạo, màng collagen…) để kích thích tái sinh mô.
- Nạo túi nha chu sâu: Làm sạch sâu vùng chân răng bị viêm nhiễm giúp mô nướu có cơ hội bám lại vào răng.
- Điều trị duy trì định kỳ: Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần tái khám định kỳ để theo dõi kết quả, kiểm soát mảng bám và ngăn tụt nướu tái phát.
Bị tụt lợi có niềng răng được không?
Theo bác sĩ True Dental, bệnh nhân bị tụt lợi vẫn có thể niềng răng, nhưng cần được thăm khám kỹ lưỡng và điều trị triệt để tình trạng này trước khi niềng, để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Cũng cần lưu ý, tụt lợi làm lộ chân răng và có thể kèm theo tiêu xương ổ răng, khiến răng yếu đi. Nếu niềng răng mà không xử lý tốt tình trạng này, lực kéo chỉnh răng có thể làm răng lung lay, nướu tụt nặng hơn, thậm chí mất răng.
Do đó, trong trường hợp tụt nướu răng nặng, bệnh nhân cần điều trị nha chu (nạo túi, ghép nướu, ổn định mô mềm) trước. Sau khi mô nướu khỏe mạnh trở lại và ổn định, bác sĩ sẽ đánh giá lại khả năng niềng.
Hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách để phòng ngừa tụt nướu
Việc chăm sóc răng miệng đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa tụt nướu răng và duy trì sức khỏe nha chu lâu dài. Sau đây là những biện pháp cơ bản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng tụt lợi xảy ra mà bạn nên thực hiện hằng ngày:

Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2 phút.
- Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa fluor.
- Đánh răng nhẹ nhàng theo chiều dọc, tránh chải mạnh theo chiều ngang vì dễ gây mòn men và tụt nướu.
- Nên thay bàn chải định kỳ mỗi 3 tháng/ lần.
Dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng
- Chỉ nha khoa giúp loại bỏ mảng bám ở kẽ răng – Nơi bàn chải không thể tiếp cận.
- Nước súc miệng sát khuẩn hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm nướu và làm sạch khoang miệng toàn diện.
- Nên sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau khi đánh răng để tăng hiệu quả làm sạch.
Lấy cao răng định kỳ
Nên thực hiện lấy cao răng mỗi 6 tháng/ lần để loại bỏ mảng bám cứng đầu và ngăn ngừa viêm nướu, tụt lợi. Việc lấy cao răng định kỳ sẽ giúp duy trì môi trường miệng sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn gây hại tích tụ ở đường viền nướu, hạn chế tối đa tình trạng tụt nướu răng xảy ra.
XEM THÊM:
Tụt nướu răng mếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như ê buốt, viêm nha chu, thậm chí mất răng. Do đó, cần hiểu rõ nguyên nhân gây tụt nướu và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp theo từng mức độ. Liên hệ ngay True Dental để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn thêm nếu bạn đang có những dấu hiệu tụt lợi.
Cấy Ghép IMPLANT
8 địa chỉ trồng răng Implant uy tín tại TP.HCM
Giữa hàng trăm cơ sở nha khoa tại...
Niềng Răng - CHỈNH NHA
Chi phí niềng răng cửa thưa bao nhiêu tiền? Mất bao lâu?
Chi phí niềng răng cửa thưa là yếu...
SỨC KHỎE Răng Miệng
Có nên trám răng thưa không? Chi phí bao nhiêu tiền?
Trám răng thưa là giải pháp đơn giản...
SỨC KHỎE Răng Miệng
Điều trị nội nha là gì? Khi nào cần điều trị nội nha?
Điều trị nội nha là phương pháp nha...
SỨC KHỎE Răng Miệng
Quy trình lấy tủy răng chuẩn Y khoa với 7 bước
Lấy tủy răng là một thủ thuật nha...
SỨC KHỎE Răng Miệng
Tụt nướu răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Tụt nướu răng là tình trạng mô nướu...
Tôi đang tìm 1 Nha Khoa để điều trị cho tôi, nhưng rất lo lắng và sợ gặp phải NHA TẶC hoặc bị chèo kéo.
HÃY GIÚP TÔI TƯ VẤN THẬT
HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI