Viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý thường gặp gây đau nhức hàm, cứng khớp và khó mở miệng. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, đừng bỏ qua bài viết sau để hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả.

Viêm khớp thái dương hàm là gì?

Viêm khớp thái dương hàm là tình trạng rối loạn tại khớp nối giữa xương hàm và xương sọ. Khớp thái dương hàm là khớp nối giữa xương hàm dưới và xương thái dương của hộp sọ, cho phép các hoạt động như nhai, nói và nuốt

Khi khớp bị viêm, người bệnh thường cảm thấy đau nhức ở vùng hàm. Cơn đau có thể lan đến tai, đầu và cổ. Triệu chứng khác bao gồm cứng khớp, khó mở miệng hoặc nghe tiếng kêu khi cử động hàm. Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm rất đa dạng. Có thể do chấn thương vùng hàm mặt hoặc thói quen nghiến răng khi ngủ. Các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp cũng là nguyên nhân phổ biến.

Viêm khớp thái dương hàm là gì?
Viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Biến chứng có thể là thoái hóa khớp hoặc dính khớp, gây khó khăn trong việc mở miệng. Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và có thể yêu cầu chụp X-quang hoặc MRI.

Dấu hiệu và triệu chứng bị viêm khớp hàm thái dương

​Viêm khớp thái dương hàm là tình trạng gây đau và rối loạn chức năng khớp nối giữa xương hàm và xương sọ. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:​

  • Đau vùng hàm và xung quanh tai: Cơn đau có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên mặt, tăng lên khi nhai hoặc nói chuyện. ​
  • Cứng khớp và hạn chế cử động hàm: Người bệnh có thể gặp khó khăn khi mở miệng hoặc ngậm miệng, đôi khi không thể há miệng rộng. ​
  • Có tiếng khi lục cục cử động hàm: Khi mở miệng hoặc nhai, có thể nghe thấy tiếng lục cục hoặc rắc từ khớp hàm. ​
  • Đau lan sang các vùng khác: Cơn đau có thể lan đến vùng thái dương, cổ, vai và gây đau đầu. ​
  • Sưng hoặc biến dạng khuôn mặt: Trong trường hợp nặng, có thể xuất hiện sưng hoặc phì đại cơ nhai, làm khuôn mặt mất cân đối.
Dấu hiệu và triệu chứng bị viêm khớp hàm thái dương
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm khớp thái dương hàm có thể dẫn đến các biến chứng như thoái hóa khớp, dính khớp hoặc biến dạng khuôn mặt

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm là tình trạng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là bệnh lý phức tạp, liên quan đến cả yếu tố cơ học, thói quen sinh hoạt và các vấn đề về răng miệng. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh giúp người bệnh chủ động hơn trong điều trị và phòng ngừa.

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp thái dương hàm
Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp thái dương hàm là gì?

Dưới đây là bốn nhóm nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp thái dương hàm:

Do bệnh xương khớp

Các bệnh lý xương khớp là nguyên nhân hàng đầu gây viêm khớp thái dương hàm. Đặc biệt, viêm khớp dạng thấp chiếm khoảng 50% các trường hợp viêm khớp thái dương hàm.

Thoái hóa khớp làm bào mòn sụn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khớp. Viêm khớp dạng thấp gây phản ứng viêm tại bao khớp và sụn khớp hàm. Nhiễm khuẩn tại khớp có thể phá hủy cấu trúc khớp nếu không điều trị kịp thời. Các bệnh lý này khiến khớp suy yếu, dễ tổn thương và gây đau kéo dài.

Chấn thương hàm mặt

Chấn thương cơ học là yếu tố nguy cơ lớn trong viêm khớp thái dương hàm. Tai nạn giao thông, ngã hoặc va đập mạnh vùng mặt có thể gây lệch khớp. Các sang chấn lặp lại làm khớp hàm bị viêm, lâu ngày dẫn đến thoái hóa. Ngoài ra, việc phẫu thuật vùng hàm mặt cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng khớp hàm dẫn đến viêm.

Thói quen xấu trong sinh hoạt

Các thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày cũng góp phần làm bệnh viêm khớp thái dương hàm khởi phát. Nghiến răng khi ngủ, nhai một bên, ăn thực phẩm quá cứng hoặc mở miệng quá rộng đều có thể tạo áp lực lớn lên khớp, gây tổn thương theo thời gian dẫn đến viêm khớp.

Các nguyên nhân liên quan đến răng miệng

Các yếu tố liên quan đến răng miệng cũng là nguyên nhẫn đẫn đến bệnh viêm khớp thái dương hàm. Răng mọc lệch, chen chúc khiến khớp bị ảnh hưởng do sai lệch khớp cắn. Tình trạng mất răng nhưng không phục hình làm khớp hàm mất cân bằng. Viêm quanh răng, sâu răng lan rộng cũng có thể tác động đến khớp hàm. Thủ thuật nha khoa như nhổ răng khôn nếu không đúng kỹ thuật dễ gây viêm.

Viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

Viêm khớp thái dương hàm không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng và không gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, người mắc bệnh này thường phải đối mặt với nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Các triệu chứng như đau hàm, khó mở miệng, khó nhai, khó nói có thể xuất hiện liên tục và kéo dài, gây mệt mỏi và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?
Viêm khớp thái dương hàm không gây nguy hiểm nhưng tồn tại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời

Một số trường hợp còn bị đau lan đến tai, đầu hoặc cổ, làm người bệnh cảm thấy khó chịu, mất ngủ và suy giảm tinh thần. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm khớp thái dương hàm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thoái hóa khớp, dính khớp, biến dạng khuôn mặt và rối loạn khớp cắn.

Vì vậy, dù không nguy hiểm tính mạng, bệnh viêm khớp thái dương vẫn cần được phát hiện sớm và điều trị triệt để để tránh ảnh hưởng lâu dài. Chủ động chăm sóc và phòng ngừa là cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng này hiệu quả.

Khi nào cần gặp bác sĩ khi bị viêm khớp thái dương?

​Như đã đề cập trước đó, viêm khớp thái dương hàm có thể gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Việc nhận biết các dấu hiệu để đến gặp bác sĩ thăm khám kịp thời là rất quan trọng.

Khi nào cần gặp bác sĩ khi bị viêm khớp thái dương?
Việc gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị là điều cần thiết khi có các dấu hiệu bị viêm khớp hàm thái dương

Dưới đây là những trường hợp bạn nên gặp bác sĩ khi bị viêm khớp thái dương hàm:​

  • Đau hoặc mỏi cơ hàm kéo dài: Người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu thấy đau vùng khớp hàm kéo dài nhiều ngày không thuyên giảm. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, lan ra vùng tai, thái dương, cổ và vai gáy. Cơn đau trở nên nặng hơn khi nhai, nói chuyện, ngáp lớn hoặc há miệng sẽ khiến hoạt động sinh hoạt trở nên khó khăn.
  • Khó khăn trong việc mở hoặc đóng miệng hoàn toàn: Khó mở miệng rộng, cứng hàm vào buổi sáng hoặc không thể đóng miệng lại hoàn toàn là dấu hiệu cảnh báo quan trọng. Nếu gặp trở ngại khi thực hiện các cử động này, hãy tìm đến bác sĩ. ​
  • Có tiếng rắc khi cử động khớp hàm:  Nếu nghe tiếng lục cục hoặc rắc rắc khi cử động khớp hàm, rất có thể khớp đã bị lệch hoặc tổn thương cấu trúc. Trường hợp này cần đến các cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám ngay.
  • Căng cơ, sưng hoặc đau vùng má gần khớp thái dương: Sưng viêm quanh khớp hàm có thể gây biến dạng khuôn mặt nếu không điều trị kịp thời. Do đó, cần thăm khám ngay khi có tình trạng sưng xuất hiện ở gần vùng hàm thái dương.
  • Có tiền sử chấn thương hoặc từng phẫu thuật vùng hàm: Tình trạng tổn thương khớp có thể tiến triển âm thầm sau tai nạn hoặc sau khi thực hiện các can thiệp nha khoa. Do đó, cần định kỳ đến gặp bác sĩ tái khám để phòng ngừa viêm khớp thái dương hàm.

Bị viêm khớp hàm thái dương điều trị bằng cách nào?

Việc điều trị viêm khớp thái dương hàm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán chính xác để có phác đồ điều trị phù hợp. Mục tiêu điều trị là giảm đau, phục hồi chức năng khớp và ngăn ngừa biến chứng lâu dài.

Cụ thể, 3 phương pháp điều trị viêm khớp thái dương hàm phổ biến hiện nay là:

Sử dụng thuốc

Điều trị bằng thuốc là lựa chọn đầu tiên trong giai đoạn viêm nhẹ hoặc trung bình. Bác sĩ thường kê thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen.

Bị viêm khớp hàm thái dương điều trị bằng cách nào?
Sử dụng thuốc khi điều trị viêm khớp hàm thái dương cần có sự chỉ định từ bác sĩ

Trong trường hợp nặng hơn, có thể dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Thuốc giãn cơ cũng được chỉ định nếu bệnh nhân bị căng cơ hàm kéo dài. Một số người có thể cần dùng thuốc an thần nếu có rối loạn lo âu kèm theo. Kháng sinh được dùng khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn tại khớp.

Lưu ý, việc dùng thuốc cần đúng liều, đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Do đó, bạn nên đi thăm khám trước khi dùng thuốc điều trị, không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa được bác sĩ chỉ định, kê toa.

Nắn chỉnh khớp

Nắn chỉnh khớp là phương pháp điều trị cơ học, giúp khôi phục sự cân bằng hoạt động giữa hai bên hàm. Phương pháp này hiệu quả cao trong trường hợp viêm do lệch khớp cắn. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng máng nhai hoặc khay chỉnh khớp để giảm áp lực khớp.

biện pháp chữa viêm khớp hàm thái dương
Nắn chỉnh khớp cũng là một trong những giải pháp hiệu quả để chữa viêm khớp hàm thái dương

Các biện pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, xoa bóp hoặc sóng siêu âm cũng được áp dụng để điều trị viêm khớp hàm thái dương. Bệnh nhân có thể luyện tập các bài vận động hàm dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.

Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị viêm khớp thái dương hàm chỉ được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Bệnh nhân có thể cần phẫu thuật khi tình trạng viêm gây dính khớp, thoái hóa nặng, biến dạng khớp hoặc mất khả năng há miệng. Ngoài ra, nếu người bệnh bị đau dữ dội, tái phát nhiều lần dù đã điều trị nội khoa và vật lý trị liệu, bác sĩ cũng sẽ xem xét đến can thiệp phẫu thuật.

Tùy vào mức độ tổn thương, phẫu thuật có thể bao gồm nội soi khớp để làm sạch ổ viêm, loại bỏ mô viêm hoặc tiêm thuốc điều trị trực tiếp vào khớp. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật mở để tái tạo hoặc thay khớp thái dương hàm bằng khớp nhân tạo. Tất cả các thủ thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín nhằm đảm bảo an toàn và phục hồi chức năng khớp hiệu quả.

Viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì để điều trị?

Việc điều trị viêm khớp hàm thái dương bằng thuốc phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể của bệnh. Dưới đây là các loại thuốc nên sử dụng dựa trên từng nguyên nhân cụ thể gây viêm khớp hàm:​

Viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì để điều trị?
Viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì để điều trị?

Nhiễm khuẩn khớp

Khi viêm khớp thái dương hàm do nhiễm khuẩn, bác sĩ thường kê đơn kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Các loại kháng sinh thường được sử dụng bao gồm Penicillin G và Oxacillin.

Ngoài ra, có thể sử dụng các cephalosporin thế hệ 1, 2 hoặc 3. Việc lựa chọn kháng sinh cụ thể dựa trên loại vi khuẩn gây nhiễm. Bên cạnh đó, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, diclofenac hoặc meloxicam có thể được kê đơn để giảm viêm và đau. ​

Thoái hoá khớp

Đối với thoái hóa khớp thái dương hàm, việc điều trị tập trung vào giảm đau và cải thiện chức năng khớp. Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin hoặc diclofenac thường được sử dụng. Các thuốc cải thiện thoái hóa khớp tác dụng chậm như glucosamine và chondroitin sulfate có thể được kê đơn. Trong một số trường hợp, tiêm corticoid tại chỗ như hydrocortisone acetate hoặc methyl prednisolone acetate có thể được xem xét để giảm viêm. ​

Viêm khớp thứ phát

Viêm khớp thái dương hàm thứ phát thường xuất hiện sau chấn thương nhỏ hoặc do rối loạn chức năng khớp. Để điều trị thì cần sử dụng thuốc an thần như diazepam hoặc dogmatil để giảm căng thẳng cơ. Thuốc giãn cơ như mydocalm hoặc myonal cũng sẽ được kê đơn. Để giảm viêm và đau, các thuốc chống viêm không steroid như aspirin hoặc diclofenac được sử dụng. Trong một số trường hợp, tiêm corticoid trực tiếp vào khớp có thể được xem xét. ​

Sau khi nhổ răng

Viêm khớp thái dương hàm có thể xảy ra nếu bạn gặp các chấn thương, viêm nhiễm khi nhổ răng. Trong trường hợp này, bác sĩ thường kê đơn thuốc chống viêm không steroid qua đường uống hoặc tiêm. Ngoài ra, các chế phẩm dạng gel chống viêm bôi tại chỗ cũng có thể được sử dụng để giảm đau và viêm. ​

Biện pháp phòng ngừa viêm khớp thái dương hàm

​Viêm khớp thái dương hàm gây đau và ảnh hưởng đến chức năng nhai, nói của người bệnh. Để phòng ngừa tình trạng này, cần chú ý các biện pháp sau:​

  • Hạn chế cử động mạnh của hàm: Tránh ngáp quá to, nhai kẹo cao su hoặc đưa hàm sang hai bên. Những động tác này có thể gây căng thẳng cho khớp thái dương hàm. ​
  • Ưu tiên ăn thực phẩm mềm, dễ nhai: Nên ăn các món như cháo, súp, sinh tố trong 2 đến 4 tuần đầu nếu có dấu hiệu đau khớp. Tránh thực phẩm cứng, dai hoặc ăn miếng quá lớn để giảm áp lực lên khớp hàm. ​
  • Tránh thói quen xấu: Không cắn móng tay, nhai bút chì hoặc chống tay lên cằm. Những thói quen này có thể gây căng thẳng cho khớp hàm và dẫn đến viêm. ​
  • Thực hiện bài tập thư giãn cơ hàm: Tập các bài tập kéo giãn, tăng cường sức mạnh và thư giãn cơ hàm giúp giảm căng thẳng và phòng ngừa viêm khớp thái dương hàm. ​
  • Kiểm tra răng miệng định kỳ: Thăm khám nha khoa thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng. Việc này giúp ngăn ngừa các yếu tố có thể gây viêm khớp thái dương hàm. ​

ĐỌC THÊM:


Viêm khớp thái dương hàm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng đau hàm, khó nhai hay há miệng, hãy liên hệ ngay Nha khoa True Dental để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Đánh giá nội dung bài viết

Niềng Răng - CHỈNH NHA

Bị móm có niềng răng được không? Hết bao nhiêu tiền

Móm không chỉ khiến khuôn mặt thiếu hài...

SỨC KHỎE Răng Miệng

Viêm nha chu: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

​Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng...

SỨC KHỎE Răng Miệng

Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em và cách phòng ngừa

Viêm tủy răng sữa không chỉ gây ảnh...

SỨC KHỎE Răng Miệng

Cách giảm đau răng sau khi lấy tuỷ hiệu quả

Sau khi trải qua quá trình lấy tủy...

SỨC KHỎE Răng Miệng

Nên nhổ răng khôn ở bệnh viện hay phòng khám

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm khiến nhiều...

SỨC KHỎE Răng Miệng

Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý...

Tôi đang tìm 1 Nha Khoa để điều trị cho tôi, nhưng rất lo lắng và sợ gặp phải NHA TẶC hoặc bị chèo kéo.


HÃY GIÚP TÔI TƯ VẤN THẬT