Viêm nướu răng là tình trạng viêm nhiễm phổ biến, gây sưng đỏ và chảy máu nướu, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị của bệnh lý này sẽ giúp bạn có giải pháp phòng ngừa hiệu quả hơn, tránh các rủi ro biến chứng về sau.

Viêm nướu răng là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm nướu răng (hay còn gọi là viêm lợi) là một bệnh lý phổ biến trong nha khoa. Tình trạng này biểu hiện qua các dấu hiệu viêm nhiễm xảy ra ở mô nướu xung quanh răng, do vi khuẩn từ mảng bám và cao răng tích tụ gây ra.

Viêm nướu răng là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm nướu răng

Viêm nướu là giai đoạn đầu của bệnh nha chu, thường gặp ở mọi độ tuổi. Mặc dù viêm nướu ở giai đoạn đầu thường không gây nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành viêm nha chu, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Mất răng: Viêm nướu kéo dài làm tổn thương mô nướu và xương ổ răng, khiến răng lung lay và có thể rụng.
  • Nhiễm trùng lan rộng: Vi khuẩn từ vùng nướu viêm có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng toàn thân, đặc biệt nguy hiểm ở những người có hệ miễn dịch yếu.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân: Các nghiên cứu chỉ ra rằng viêm nướu không chỉ dừng lại ở khoang miệng mà còn liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh tim mạch, tiểu đường, và các biến chứng khi mang thai.

ĐỌC THÊM: GHÉP NƯỚU LÀ GÌ? TRỒNG RĂNG IMPLANT CÓ CẦN GHÉP NƯỚU KHÔNG?

Nguyên nhân gây viêm nướu răng

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm nướu răng là sự tích tụ của mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng và dưới viền nướu. Khi vệ sinh răng miệng không đúng cách, các mảng bám này không được loại bỏ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.

4 Nguyên nhân gây viêm nướu răng
4 Nguyên nhân gây viêm nướu răng

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ viêm nướu, bao gồm:

  • Thói quen hút thuốc lá: Sử dụng thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân mà còn làm giảm khả năng tự bảo vệ của nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
  • Bệnh lý toàn thân: Các bệnh như tiểu đường, ung thư, HIV/AIDS làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng, bao gồm viêm nướu.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như kháng histamin, chống trầm cảm có thể giảm khả năng tiết nước bọt, làm khô miệng và tăng nguy cơ viêm nướu.

Dấu hiệu nhận biết viêm nướu răng

Dù viêm nướu răng không phải là bệnh lý đe dọa tính mạng, nhưng nếu không được chú ý và điều trị sớm, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng và toàn thân. Vì vậy, việc hiểu rõ và nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Dấu hiệu nhận biết viêm nướu răng là gì?
Dấu hiệu nhận biết viêm nướu răng là gì?

Viêm nướu thường tiến triển âm thầm và không gây đau đớn rõ rệt, khiến nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, vẫn có các dấu hiệu để nhận biết bệnh lý này, bao gồm:

  • Nướu sưng đỏ: Nướu chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ sẫm, sưng phồng và mềm hơn bình thường.
  • Chảy máu khi chải răng: Nướu dễ chảy máu khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.
  • Hơi thở có mùi hôi: Sự tích tụ vi khuẩn gây mùi khó chịu trong khoang miệng.
  • Tụt nướu: Nướu bị co rút, làm lộ chân răng, khiến răng trông dài hơn.
  • Mảng bám và cao răng: Xuất hiện mảng bám màu vàng hoặc nâu ở chân răng.

Phương pháp điều trị viêm nướu răng

Điều trị viêm nướu răng cần tập trung vào việc loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên răng cũng như phục hồi sức khỏe nướu. Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả:

  • Cạo vôi răng: Đây là phương pháp cơ bản và quan trọng nhất để điều trị viêm nướu. Cạo vôi răng giúp loại bỏ cao răng và mảng bám tích tụ ở bề mặt răng và dưới viền nướu, từ đó giảm viêm và tạo điều kiện cho nướu hồi phục.
  • Sử dụng thuốc:Trong trường hợp viêm nướu nặng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng lan rộng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm hoặc nước súc miệng chứa chất kháng khuẩn như Chlorhexidine để hỗ trợ điều trị.
  • Điều trị chuyên sâu: Trong trường hợp viêm nướu tiến triển thành viêm nha chu, các phương pháp điều trị chuyên sâu như nạo túi nha chu, ghép mô nướu, hoặc phẫu thuật nha chu có thể được áp dụng.
3 Phương pháp điều trị viêm nướu răng
3 Phương pháp điều trị viêm nướu răng

Điều trị viêm nướu răng không chỉ cần sự can thiệp của bác sĩ mà còn đòi hỏi sự hợp tác tích cực của bệnh nhân trong việc chăm sóc, vệ sinh răng, loại bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá. Việc tuân thủ phác đồ điều trị và duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt là “chìa khóa” để bảo vệ nướu khỏe mạnh và ngăn ngừa các biến chứng lâu dài.

Cách phòng ngừa viêm nướu răng

Viêm nướu răng là bệnh lý có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Việc duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt cùng với lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn bảo vệ nụ cười khỏe mạnh và tự tin. 

5 Cách phòng ngừa viêm nướu răng
5 Cách phòng ngừa viêm nướu răng

Cụ thể các biện pháp phòng ngừa viêm lợi bao gồm:

  • Chải răng đúng cách: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng theo hướng 45 độ để làm sạch cả bề mặt răng và viền nướu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Làm sạch kẽ răng sau khi ăn để loại bỏ mảng bám mà bàn chải không chạm tới.
  • Súc miệng: Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Khám răng định kỳ: Đến nha khoa kiểm tra và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, tăng cường rau xanh và trái cây để cung cấp vitamin cần thiết cho nướu khỏe mạnh.

Viêm nướu răng không phải một bệnh lý nguy hiểm nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Bệnh lý này cũng có thể dễ dàng phòng ngừa và điều trị nếu được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Liên hệ ngya True Dental qua hotline 090 6636 456 để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị miễn phí nếu bạn đang gặp các vấn đề về răng miệng.

Đánh giá nội dung bài viết

SỨC KHỎE Răng Miệng

Răng bị mẻ có trám được không? Bảng giá trám răng mẻ

​Răng bị mẻ không chỉ ảnh hưởng đến...

SỨC KHỎE Răng Miệng

Trám răng cửa giá bao nhiêu? Trường hợp nào cần trám?

Răng cửa đóng vai trò quan trọng trong...

Niềng Răng - CHỈNH NHA

Niềng răng mặt trong là gì? Những điều cần biết về niềng răng mặt lưỡi

Niềng răng mặt trong (niềng răng mặt lưỡi)...

SỨC KHỎE Răng Miệng

Chi phí trám răng bao nhiêu tiền? Cập nhật bảng giá mới nhất 2025

Bạn đang thắc mắc trám răng bao nhiêu...

Niềng Răng - CHỈNH NHA

Niềng răng sắt là gì? Thời gian, chi phí, ưu và nhược điểm

​Niềng răng sắt (hay niềng răng mắc cài...

Cấy Ghép IMPLANT

8 địa chỉ trồng răng Implant uy tín tại TP.HCM

Giữa hàng trăm cơ sở nha khoa tại...

Tôi đang tìm 1 Nha Khoa để điều trị cho tôi, nhưng rất lo lắng và sợ gặp phải NHA TẶC hoặc bị chèo kéo.


HÃY GIÚP TÔI TƯ VẤN THẬT